Viêm tai ngoài ở trẻ: Dấu hiệu và cách xử lý cha mẹ cần biết
Viêm tai ngoài ở trẻ em không còn xa lạ với bậc phụ huynh. Tuy phổ biến nhưng lại dễ bị bỏ qua, tưởng đơn giản nhưng lại nguy cơ tiềm ẩn sức khoẻ nghiêm trọng. Đừng để bé phải chịu đựng những cơn đau, khó chịu, ảnh hưởng đến vui chơi và học tập. Cùng tìm hiểu về viêm tai ngoài ở trẻ để bảo vệ sức khoẻ của con
Viêm tai ngoài ở trẻ là gì?
Viêm tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống tai ngoài – đoạn từ vành tai đến màng nhĩ. Khi khu vực này bị vi khuẩn, nấm hoặc tác nhân gây dị ứng tấn công, sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng, ngứa hoặc chảy dịch.
Theo thống kê của Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, có tới 1/4 số trẻ đến khám tai mũi họng là do các vấn đề liên quan đến viêm tai ngoài – tỷ lệ này đặc biệt cao trong giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi.
Trẻ em đặc biệt dễ mắc bệnh này, nhất là trong các trường hợp sau:
- Ống tai hẹp, da nhạy cảm → Khiến tai trẻ dễ bị trầy xước và nhiễm khuẩn hơn.
- Thói quen ngoáy tai cho con bằng tăm bông → Làm xước niêm mạc ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Nước vào tai khi tắm hoặc bơi lội → Nước đọng lại tạo môi trường ẩm ướt lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.
- Dùng tai nghe, bị côn trùng bay vào tai → Những yếu tố bên ngoài này cũng có thể gây tổn thương hoặc mang mầm bệnh vào tai trẻ.
- Tự bứt tai, ngoáy tay vào tai khi ngứa → Đặc biệt ở trẻ có tiền sử viêm da cơ địa, hành động này càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Dấu hiệu viêm tai ngoài ở trẻ ba mẹ cần nhận biết
Phần lớn tỷ lệ trẻ mắc viêm tai ngoài khoảng 2-6 tuổi – việc biểu đạt cảm xúc chưa được rõ ràng. Vậy nên, việc nhận biết viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ đòi hỏi sự tinh ý từ cha mẹ. Bé sẽ biểu hiện tình trạng khó chịu, đau đớn chủ yếu qua các hành vi và cảm xúc. Do đó, hãy đặc biệt chú ý đến những thay đổi bất thường sau đây
- Khóc quấy bất thường, nhất là về đêm: Đây có thể là dấu hiệu bé đang khó chịu hoặc đau tai, đặc biệt khi nằm xuống.
- Sờ, kéo tai liên tục: Bé sẽ dùng tay sờ hoặc kéo tai một cách thường xuyên, thể hiện sự khó chịu ở vùng tai.
- Phản ứng mạnh khi chạm vào tai: Bé có thể giật mình, la khóc hoặc né tránh, cho thấy tai đang bị đau.
- Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, kèm chảy dịch từ tai: Sốt là dấu hiệu cơ thể đang chống lại viêm nhiễm. Kèm theo đó, nếu thấy dịch màu vàng, trắng hoặc có mùi chảy ra từ tai bé, đây là dấu hiệu rõ ràng của viêm.
- Tai hôi, đỏ, sưng quanh ống tai: Quan sát bằng mắt thường, bạn có thể thấy vùng tai bé bị sưng đỏ, thậm chí có mùi lạ.
- Bé ăn uống kém, bỏ bú, ngủ không yên: Sự khó chịu do viêm tai khiến bé mất đi cảm giác ngon miệng, quấy khóc khi bú hoặc ăn, và giấc ngủ không sâu, dễ giật mình.
[ĐẶT LỊCH KHÁM VỚI BÁC SĨ CHUYÊN MÔN]
Điều trị viêm tai ngoài ở trẻ em: Cha mẹ cần làm gì để con mau khỏi?
Tuy không phải căn bệnh quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm, nhưng cách điều trị đúng và chăm sóc khoa học đóng vai trò quyết định tốc độ hồi phục của bé. Đặc biệt, do sức khỏe của trẻ em còn rất non nớt, việc điều trị đúng cách – đúng lúc là vô cùng quan trọng để bảo vệ thính lực và sức khỏe tổng thể của bé về sau.
1. Thăm khám chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bước đầu tiên và quan trọng nhất
Khi nhận thấy các dấu hiệu đáng ngờ như bé kéo tai, có dịch chảy ra, hoặc quấy khóc nhiều khi nằm nghiêng, điều quan trọng đầu tiên cha mẹ cần làm là đưa con đi khám ngay với bác sĩ chuyên khoa. Việc này đảm bảo trẻ được chữa trị an toàn và kịp thời.
Tại phòng khám, bé sẽ được:
→ Nội soi tai bằng thiết bị chuyên dụng dành cho trẻ nhỏ: Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá rõ mức độ viêm nhiễm, phát hiện mủ, dị vật, nấm tai, hoặc bất kỳ tổn thương nào khác bên trong ống tai một cách chính xác và nhẹ nhàng.
⇒Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bé, đảm bảo hiệu quả và an toàn.
2. Kê đơn điều trị phù hợp với từng nguyên nhân
Sau khi đã nội soi và đánh giá tình trạng tai của bé, bước tiếp theo là kê đơn điều trị phù hợp với từng nguyên nhân. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán để xác định chính xác nguyên nhân gây viêm.
- Viêm tai do vi khuẩn: Thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh,..
- Viêm tai do nấm: Thuốc nhỏ tai kháng nấm,…
- Viêm tai dị ứng hoặc do kích ứng: Thuốc chống viêm nhẹ,…
LƯU Ý: Điều này cực kỳ quan trọng, bởi vì KHÔNG PHẢI TRƯỜNG HỢP NÀO CŨNG GIỐNG NHAU và việc dùng đúng loại thuốc cho đúng nguyên nhân mới đảm bảo bé nhanh chóng hồi phục và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.
3. Tái khám theo lịch
Dù bé có vẻ đã khỏi (hết chảy dịch, không đau), vẫn nên đưa bé tái khám sau 5-7 ngày để bác sĩ kiểm tra. Đừng chủ quan, vì viêm tai ngoài rất dễ tái phát, đặc biệt ở trẻ.
Tuyệt đối KHÔNG nên
- Nhỏ các loại thuốc dân gian (nước tỏi, dầu dừa, nước muối tự pha…) vào tai bé
→ Gây kích ứng nặng hơn, có thể làm loét ống tai hoặc thủng màng nhĩ- Dùng tăm bông ngoáy tai để “làm sạch mủ”
→ Làm vi khuẩn lan rộng và tổn thương sâu thêm- Ngưng thuốc khi bé mới đỡ, không đủ liều
→ Bệnh dễ tái phát, biến chứng nặng
Hướng dẫn chăm sóc tại nhà – Bé khỏi nhanh, không tái phát
Cùng với điều trị y khoa, việc chăm sóc tai bé đúng cách tại nhà đóng vai trò then chốt giúp bé nhanh khỏi và ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết mà cha mẹ cần lưu ý:
- Giữ tai bé luôn khô ráo: Khi tắm, hãy nhét bông gòn vào tai ngoài của bé. Sau đó, lau khô tai nhẹ nhàng bằng khăn sạch. Tuyệt đối không dùng tăm bông hoặc ngoáy sâu vào tai bé.
- Ngăn bé ngoáy tai hoặc chọc vào tai:Hãy cắt móng tay bé thường xuyên và dặn bé không tự chạm hay ngoáy vào tai khi ngứa.
- Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ: Nhỏ đúng số giọt, đúng giờ, không ngắt quãng hoặc bỏ liều, ngay cả khi bé có vẻ đã đỡ.
- Hạn chế các yếu tố nguy cơ: Hạn chế cho bé ra gió mạnh, tiếp xúc nước lạnh, hoặc đi bơi cho đến khi tai khỏi hẳn hoàn toàn.
Địa chỉ khám viêm tai ngoài được nhiều người đánh giá tốt tại Bắc Ninh
Phòng khám Tai Mũi Họng Bắc Ninh tự hào là một địa chỉ y tế uy tín, được Sở Y tế Bắc Ninh cấp phép hoạt động chuyên sâu, bài bản trong lĩnh vực thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý Tai – Mũi – Họng. Phòng khám mang đến dịch vụ chất lượng cao, uy tín và được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Với mục tiêu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, người bệnh không cần lo lắng vì phòng khám cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi vấn đề từ đơn giản đến phức tạp trong việc điều trị các bệnh lý Tai-Mũi-Họng
- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao: Sở hữu các bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, luôn tận tâm lắng nghe và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
- Trang thiết bị hiện đại: Phòng khám được trang bị máy nội soi tiên tiến, thiết bị đo thính lực và chẩn đoán chuẩn xác, hỗ trợ điều trị hiệu quả
- Chi phí minh bạch, hợp lý: Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chi phí. Phòng khám tuân thủ bảng giá niêm yết của Sở Y tế, đồng thời có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, giúp mọi bệnh nhân dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao.
- Dịch vụ tiện lợi và linh hoạt: Hỗ trợ đặt lịch khám qua điện thoại hoặc trực tuyến. Luôn sẵn sàng phục vụ cả ngoài giờ hành chính, giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe.
- Môi trường khám thân thiện: Không gian tại phòng khám luôn sạch sẽ, ấm cúng, tạo cảm giác thoải mái cho mọi người.
Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ về viêm tai ngoài ở trẻ em trên đã giúp mọi người hiểu hơn về tình trạng này. Đừng chủ quan với những hiệu dù là nhỏ nhất, hãy thăm khám sớm để được điều trị nhanh, giảm thiểu tổn thương đến sức khỏe. Bạn có thể liên hệ với tôi qua hotline 0866697169 hoặc qua hệ thống [TƯ VẤN ONLINE] để được hỗ trợ được nhanh chóng nhé!