16

Viêm tai giữa có nguy hiểm không? Chuyên gia tai mũi họng cảnh báo 6 biến chứng phổ biến

Viêm tai giữa là một bệnh lý về tai khá phổ biến, nhưng liệu nó có thực sự nguy hiểm không lại là điều không phải ai cũng nắm rõ. Nhiều người thường chủ quan, cho rằng đây chỉ là bệnh vặt. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm tai giữa có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng.

TRẮC NGHIỆM CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG VIÊM TAI GIỮA
1. Tình trạng đau tai mà bạn đang gặp phải là gì?
2. Có hiện tượng chảy dịch hoặc mủ từ tai không?
3. Bạn có bị sốt hoặc dấu hiệu nhiễm trùng khác không?
4. Bạn đã thăm khám hoặc điều trị bệnh ở đâu chưa?
Kết quả bài kiểm tra sẽ được gửi tới SĐT của bạn trong vòng 30 phút (Dưới hình thức SMS).
Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click "Giải đáp trực tuyến" để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.

Viêm tai giữa và mức độ nguy hiểm

Đối với nhiều người, viêm tai giữa thường bị coi nhẹ như một đợt viêm nhiễm thông thường, có thể điều trị dứt điểm chỉ với vài liều thuốc và vài ngày nghỉ ngơi. Thế nhưng, sự thật lại phức tạp hơn nhiều.

Viêm tai giữa là tình trạng khoang tai giữa – nằm phía sau màng nhĩ, nơi chứa chuỗi xương con đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn âm thanh bị viêm nhiễm. Khi tình trạng này xảy ra, dịch mủ có thể ứ đọng, khiến màng nhĩ căng phồng, gây ra các triệu chứng khó chịu như đau nhức tai, ù tai, giảm thính lực, sốt

  • Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ Bộ Y tế cho thấy, gần 80% trẻ em từng mắc viêm tai giữa ít nhất một lần trước khi lên 5 tuổi.
  • Đáng chú ý, nếu không được theo dõi sát sao sau điều trị, tỷ lệ tái phát viêm tai giữa ở trẻ có thể lên tới 40–50%.

Ngoài ra, không phải trường hợp viêm tai giữa nào cũng giống nhau – bệnh được chia thành nhiều dạng và mức độ nguy hiểm cũng sẽ riêng biệt

Viêm tai giữa ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị - YouMed

» Viêm tai giữa cấp tính

Dạng thường xuất hiện nhất do sự tấn công của vi khuẩn hoặc virus vào tai giữa. Và thường là hệ quả của các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm mũi họng, cúm hay cảm lạnh.

  • Biểu hiện: Người bệnh có thể sốt, đau tai dữ dội, trẻ nhỏ thường quấy khóc nhiều, thính lực tạm thời giảm sút, và có thể chảy dịch nếu màng nhĩ bị thủng.
  • Nguy hiểm: Nếu được điều trị kịp thời, viêm tai giữa cấp tính có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, nó dễ dàng chuyển biến sang giai đoạn mãn tính hoặc gây thủng màng nhĩ vĩnh viễn.

» Viêm tai giữa mạn tính

Khi tình trạng viêm ở tai giữa kéo dài dai dẳng và không dứt điểm, bệnh sẽ chuyển sang thể mãn tính.

  • Biểu hiện: Tai có thể chảy mủ kéo dài, khả năng nghe bị giảm sút, kèm theo cảm giác ù tai. Đôi khi, các triệu chứng đau không rõ ràng khiến bệnh dễ bị bỏ qua.
  • Nguy hiểm: Dạng này có thể dẫn đến thủng màng nhĩ vĩnh viễn hoặc xơ hóa chuỗi xương con, gây mất thính lực không hồi phục.

» Viêm tai giữa ứ dịch

Dạng viêm này không có các triệu chứng rầm rộ như sốt hay chảy mủ, mà thay vào đó, dịch mủ sẽ âm thầm tích tụ phía sau màng nhĩ.

  • Biểu hiện: Người bệnh thường cảm thấy nghe kém, ù tai, và nặng tai; tình trạng này đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ.
  • Nguy hiểm: Viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu không được can thiệp sớm, đặc biệt ở trẻ em, việc kém tiếp nhận âm thanh có thể dẫn đến chậm nói và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.

6 biến chứng nguy hiểm từ viêm tai giữa

Câu trả lời cho thắc mắc : “Bị viêm tai giữa có nguy hiểm không?” LÀ CÓ – ĐẶC BIỆT KHI NGƯỜI BỆNH CHỦ QUAN HOẶC ĐIỀU TRỊ KHÔNG ĐÚNG CÁCH

→ Gây ra biến chứng nghiêm trọng và dai dẳng. Có thể kể đến như:

Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em - Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa

  • Thủng màng nhĩ: Áp lực từ dịch mủ có thể làm rách màng nhĩ, gây nghe kém, ù tai kéo dài và dễ tái nhiễm. Có thể cần phẫu thuật nếu màng nhĩ không tự lành.
  • Xơ hóa và mất thính lực vĩnh viễn: Viêm mãn tính khiến chuỗi xương con bị xơ hóa, cản trở dẫn truyền âm thanh và dẫn đến giảm thính lực không hồi phục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
  • Viêm xương chũm: Biến chứng nguy hiểm khi viêm lan đến xương chũm (vùng xương sau tai, gần não). Gây sưng đau, sốt cao, chảy mủ nhiều và có thể dẫn đến viêm màng não, áp xe não nếu không xử lý kịp thời.
  • Liệt dây thần kinh mặt: Viêm kéo dài có thể làm tổn thương dây thần kinh mặt đi gần tai giữa, gây liệt nửa mặt, méo miệng, rối loạn cảm giác và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, tâm lý.
  • Viêm màng não: Trường hợp nghiêm trọng, vi khuẩn từ tai giữa có thể lan lên màng não. Đây là tình trạng cấp cứu y tế, biểu hiện sốt cao, cứng gáy, lơ mơ, co giật và nguy cơ tử vong cao nếu không can thiệp kịp thời.
  • Ảnh hưởng tâm lý, chậm nói (ở trẻ): Trẻ em bị viêm tai giữa kéo dài (đặc biệt là viêm ứ dịch) thường chậm phát triển ngôn ngữ, kém tập trung, học kém, dễ cáu gắt và mệt mỏi do nghe kém.

ĐỪNG CHỦ QUAN VÌ NGHĨ LÀ “BỆNH VẶT” – HÃY ĐIỀU TRỊ NGAY KHI BỆNH CÒN ĐƠN GIẢN [TẠI ĐÂY] 

Điều trị viêm tai giữa – Không tự ý dùng thuốc!

Theo các chuyên gia y tế, việc điều trị viêm tai giữa hiệu quả đòi hỏi sự cá nhân hóa. Không thể áp dụng một phác đồ chung cho tất cả các trường hợp. Thay vào đó, bác sĩ cần đánh giá kỹ lưỡng tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Nếu chỉ điều trị một cách chung chung, kết quả toàn diện và triệt để sẽ khó lòng đạt được

Điều trị bằng thuốc

Khi các biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ trở nên rõ ràng và kéo dài, việc dùng thuốc là cần thiết để kiểm soát triệu chứng và giúp bé phục hồi. Lưu ý quan trọng: MỌI LOẠI THUỐC PHẢI ĐƯỢC SỬ DỤNG DƯỚI SỰ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ.

Dưới đây là các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm tai giữa:

  • Thuốc kháng sinh: Được dùng khi viêm tai giữa có nguyên nhân do nhiễm khuẩn, thường kéo dài từ 7-10 ngày. Việc dùng đúng liều và đủ thời gian là rất quan trọng để tránh kháng thuốc.
  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Giúp làm giảm các cơn đau tai khó chịu và hạ sốt cho bé. Loại thuốc này phù hợp cho trẻ trên 6 tháng tuổi.
  • Thuốc nhỏ mũi: Giúp giảm nghẹt mũi và cải thiện sự thông khí qua ống Eustachian (ống nối giữa tai giữa và vòm họng), thường dùng trong khoảng 3-5 ngày.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Đây là biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để làm sạch mũi, giảm viêm và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan từ mũi họng vào tai giữa.

.[UỐNG THUỐC CÓ TÁC DỤNG PHỤ GÌ VỚI TRẺ NHỎ?]

Can thiệp y khoa

Khi viêm tai giữa ở trẻ kéo dài trên 3 tháng (tiết dịch mạn tính) hoặc có biến chứng nặng như thủng màng nhĩ, điều trị thuốc đơn thuần thường không đủ. Lúc này, các phương pháp can thiệp sẽ được cân nhắc.

!!Quan trọng: Với trẻ em, mọi thủ thuật y khoa cần hết sức cẩn trọng và có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ chuyên khoa.

Các phương pháp chính bao gồm:

  • Hút dịch tai: “Làm sạch” tai giữa, giảm áp lực và đau tức thì, ngăn biến chứng.
  • Đặt ống thông khí: Giúp tai luôn “thở”, duy trì lưu thông khí, thoát dịch và ngăn viêm tái phát.
  • Vá màng nhĩ: Phục hồi màng nhĩ khi bị thủng lớn, cải thiện thính lực và phòng ngừa nhiễm trùng.

Đi khám Tai Mũi Họng? Đừng chọn đại – hãy chọn đúng!

Phòng khám Tai Mũi Họng Bắc Ninh tự hào là địa chỉ chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy, mang đến giải pháp toàn diện cho các vấn đề về tai, mũi, họng cho người dân Bắc Ninh và các khu vực lân cận. Với sứ mệnh đặt sức khỏe bệnh nhân lên hàng đầu, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, gần gũi và tận tâm.

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm: Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện tuyến đầu cả nước, có chuyên môn chuyên sâu trong lĩnh vực tai mũi họng.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại: Phòng khám được trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, hỗ trợ chẩn đoán chính xác.
  • Quy trình khám chữa bệnh tối ưu: Nhanh gọn và tiện lợi, giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian. Bên cạnh đó là không gian phòng khám sạch sẽ, thoáng đãng và thoải mái, tạo cảm giác yên tâm khi thăm khám.
  • Chi phí hợp lý và minh bạch: Tuân thủ nghiêm ngặt bảng giá niêm yết của Sở Y tế, đảm bảo sự minh bạch và công bằng cho mọi bệnh nhân.

Đặc biệt, thường xuyên triển khai nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá khám và điều trị.→ Giúp người bệnh an tâm hơn trong quá trình điều trị bệnh

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ về bị viêm tai giữa có nguy hiểm không trên đã giúp mọi người hiểu về căn bệnh này cũng như đề phòng những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Đừng chủ quan với những hiệu dù là nhỏ nhất, hãy thăm khám sớm để được điều trị nhanh, giảm thiểu tổn thương đến sức khỏe. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng [0866697169]  hoặc [HỆ THỐNG ONLINE] để được giải đáp miễn phí.

Bài viết liên quan
Khám viêm tai giữa: Đúng thời điểm, đúng quy trình!
Khám viêm tai giữa: Đúng thời điểm, đúng quy trình!

Bệnh lý tai mũi họng ngày càng gia tăng dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, trong đó phổ biến có thể nhắc đến nhu cầu khám viêm tai giữa - một trong những bệnh lý về...

Viêm tai giữa ứ dịch 2 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Viêm tai giữa ứ dịch 2 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm tai giữa ứ dịch là một bệnh lý thầm lặng nhưng có thể gây ảnh hưởng đáng kể. Bệnh đặc trưng bởi sự tích tụ dịch trong tai giữa, dẫn đến mất thính lực dẫn truyền từ nhẹ đến...

Nguy cơ mất thính lực vì chủ quan với tình trạng viêm tai giữa không mủ
Nguy cơ mất thính lực vì chủ quan với tình trạng viêm tai giữa không mủ

Thông thường, viêm tai giữa thường được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau nhức tai, sốt kèm theo chảy dịch mủ tai có mùi hôi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp viêm tai giữa không mủ khiến...

Đăng ký khám