[Tổng quan] Viêm họng mủ ở trẻ em và những điều phụ huynh cần biết!
- Nhận biết tình trạng viêm họng mủ ở trẻ em qua các dấu hiệu điển hình
- Chuyên gia cảnh báo các nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm viêm họng có mủ ở trẻ
- Cẩn thận biến chứng khi nhầm lẫn viêm họng mủ với viêm amidan
- Trẻ bị viêm họng có mủ cần điều trị như thế nào để đảm bảo an toàn?
- Gợi ý của chuyên gia về địa chỉ điều trị viêm họng có mủ AN TOÀN – UY TÍN tại Bắc Ninh
Viêm họng mủ là một căn bệnh thường do virus hoặc vi khuẩn tấn công vùng họng, gây viêm nhiễm và xuất hiện mủ bên trong họng. Đối với trẻ em, viêm họng mủ được coi là biến thể của bệnh viêm họng cấp nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh này đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hãy cùng theo dõi các thông tin chi tiết về tình trạng này để biết cách xử trí nhé!
Nhận biết tình trạng viêm họng mủ ở trẻ em qua các dấu hiệu điển hình
Những năm gần đây, tỷ lệ trẻ em mắc viêm họng mủ đang gia tăng rõ rệt, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa hoặc trong môi trường học đường đông đúc.
Theo thống kê từ Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, cứ 10 trẻ đến khám vì sốt và đau họng thì có đến 3–4 trẻ được chẩn đoán viêm họng mủ, chiếm đến khoảng hơn 30% ca bệnh về họng ở trẻ.
ĐIỀU ĐÁNG LO NGẠI: Các bậc phụ huynh chưa thật sự hiểu rõ về tình trạng này, dễ nhầm lẫn với cảm cúm, đau họng thông thường nên thường cho trẻ đi khám muộn khiến bệnh diễn tiến nặng, nguy cơ biến chứng cao.
[Viêm họng mủ có tự khỏi được không?]
Chính vì vậy, phụ huynh cần biết viêm họng mủ là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở vùng họng – amidan, chủ yếu do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra biểu hiện bằng hiện tượng niêm mạc sưng đỏ, có các chấm mủ hoặc mảng mủ trắng vàng đi kèm với các triệu chứng nhận biết như sau:
- Trẻ sốt cao ≥ 38.5°C kéo dài trên 2 ngày đi kèm rét run, đổ mồ hôi hoặc co giật
- Trẻ bị đau họng, bỏ ăn, quấy khóc khi nuốt nước bọt hoặc đồ ăn nóng, cứng
- Có thể quan sát thấy các đốm mủ trắng đục hoặc mảng mủ lan rộng trên amidan, đi kèm họng sưng đỏ.
- Hơi thở hôi, giọng khàn và có thể nghẹt mũi hoặc ho ra đờm
- Hạch cổ sưng đau, đau tai, đau đầu
Chuyên gia cảnh báo các nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm viêm họng có mủ ở trẻ
Theo bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, nhiều phụ huynh thường không hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm viêm họng có mủ, dẫn đến tình trạng bệnh kéo dài, dễ tái phát, điều trị khó khăn hơn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến mà cha mẹ cần cảnh giác:
- Nhiễm vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc họng, gây viêm và hình thành mủ. Đặc biệt, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (Streptococcus pyogenes) là thủ phạm điển hình.
- Biến chứng từ viêm amidan cấp: Trẻ bị viêm amidan cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm mủ ở amidan, gây lan rộng và hình thành viêm họng mủ.
- Vệ sinh răng miệng – họng không đảm bảo: Trẻ nhỏ thường chưa biết súc miệng đúng cách, hoặc lười vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển ở khoang miệng và họng. Đây là một yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn đến viêm họng mủ tái phát.
- Suy giảm miễn dịch, sức đề kháng yếu: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đặc biệt là trẻ thường xuyên ốm vặt, sinh non, hoặc thiếu dinh dưỡng… rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm họng mủ.
Cẩn thận biến chứng khi nhầm lẫn viêm họng mủ với viêm amidan
THỰC TẾ: Viêm họng mủ và viêm amidan là hai bệnh lý đường hô hấp rất dễ nhầm lẫn ở trẻ nhỏ. Cả hai đều có thể biểu hiện đau họng, sốt, amidan sưng to…và nếu không thăm khám, nội soi thì sẽ rất khó phân biệt.
Do đó, các bậc phụ huynh TUYỆT ĐỐI không tự ý chẩn đoán, tự mua thuốc về dùng tại nhà khi chưa cho trẻ thăm khám để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:
[Viêm họng mủ tự chữa bằng thuốc không khỏi – cần tư vấn]
- Áp xe quanh amidan: Vi khuẩn gây mủ lan rộng khiến vùng amidan sưng to, tụ mủ và gây đau dữ dội, khó thở, nuốt vướng. Nhiều trường hợp cần can thiệp chích rạch hoặc phẫu thuật.
- Viêm tai giữa cấp: Viêm họng mủ hoặc amidan không điều trị đúng dễ lan qua vòi nhĩ lên tai giữa, gây đau tai, ù tai, thậm chí nguy cơ thủng màng nhĩ.
- Viêm phổi, viêm thanh quản cấp: Nhiễm khuẩn lan sâu xuống thanh – khí – phế quản có thể dẫn đến viêm phổi, khó thở, khò khè, suy hô hấp – đặc biệt nguy hiểm ở trẻ dưới 3 tuổi.
- Viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp: Nếu nguyên nhân là liên cầu khuẩn nhóm A và không được điều trị đúng kháng sinh, trẻ có thể đối mặt với biến chứng hậu nhiễm trùng ảnh hưởng đến thận, tim, hệ cơ xương khớp.
Trẻ bị viêm họng có mủ cần điều trị như thế nào để đảm bảo an toàn?
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG CÓ MỦ:Ngay khi trẻ có dấu hiệu như sốt cao, đau họng, nuốt đau, họng đỏ có mủ trắng hoặc vàng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và xác định đúng nguyên nhân (vi khuẩn hay virus)
Việc điều trị viêm họng có mủ ở trẻ chủ yếu là sử dụng thuốc theo nguyên nhân và triệu chứng, trong đó các loại thuốc phổ biến thường được kê đơn bao gồm:
[Chữa viêm họng mủ bằng thuốc có khỏi hẳn không?]
- Kháng sinh: Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A, trẻ sẽ được kê kháng sinh phù hợp theo cân nặng và độ tuổi.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: chứa các thành phần giảm đau giúp trẻ bớt khó chịu, dễ ngủ, ăn uống tốt hơn.
- Thuốc kháng viêm: Giảm sưng viêm vùng họng, hỗ trợ phục hồi niêm mạc.
- Thuốc xịt họng, nước muối sinh lý: Làm sạch họng, giảm đau rát, hỗ trợ điều trị hiệu quả.
LƯU Ý: Các bậc phụ huynh chỉ cho trẻ dùng thuốc khi đã thăm khám và dùng theo liều lượng, thời gian dùng do bác sĩ chuyên khoa kê đơn để hạn chế tình trạng kháng thuốc. Khi thấy trẻ đỡ sốt, cũng không nên tự ngưng thuốc vì tác nhân gây bệnh có thể chưa được tiêu diệt hoàn toàn khiến trẻ tái phát.
Gợi ý của chuyên gia về địa chỉ điều trị viêm họng có mủ AN TOÀN – UY TÍN tại Bắc Ninh
Phòng khám tai mũi họng Bắc Ninh là một địa chỉ y tế uy tín tại Bắc Ninh, được Sở Y tế Bắc Ninh cấp phép hoạt động chuyên sâu, bài bản trong lĩnh vực thăm khám, tư vấn điều trị trong lĩnh vực Tai – Mũi – Họng. Phòng khám được đánh giá cao về hiệu quả điều trị cũng như chất lượng dịch vụ và được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn nhờ:
[Đăng ký lịch thăm khám – NGAY TẠI ĐÂY]
- VỀ ĐỘI NGŨ BÁC SĨ: Phòng khám quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng danh tiếng với hàng chục năm kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao, chuyên môn vững vàng. Các bác sĩ đều từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước và giữ các chức vụ quan trọng.
- VỀ DỊCH VỤ Y TẾ: Hướng đến sự “bài bản – chuyên nghiệp”, phòng khám xây dựng môi trường khám chữa văn minh, không cần xếp hàng chờ đợi lấy số khám với quy trình nhanh gọn, không thủ tục rườm rà tiết kiệm thời gian; linh hiatj giờ khám bệnh ngoài giờ hành chính phù hợp với nhiều bệnh nhân.
- VỀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ: Mọi chi phí tại phòng khám đều được tư vấn rõ ràng, minh bạch cho bệnh nhân trước khi khám chữa bệnh; đặc biệt, dành nhiều ưu đãi chi phí hấp dẫn cho những bệnh nhân đăng ký lịch khám trước.
Rất nhiều trẻ điều trị viêm họng có mủ tại phòng khám Tai Mũi Họng Bắc Ninh đạt hiệu quả tốt và được phụ huynh feedback vô cùng tích cực như:
- Chị Nguyễn Thị Lan (TP. Bắc Ninh):“Con mình 4 tuổi, sốt 39 độ, họng sưng đỏ, mủ trắng bám nhiều, uống thuốc ở nhà 3 ngày không đỡ. May mà được người quen giới thiệu đến phòng khám. Bác sĩ soi họng, test liên cầu kỹ lưỡng, kê đúng kháng sinh phù hợp. Sau 2 ngày là con giảm sốt, đến ngày thứ 5 thì khỏi hẳn. Mừng rớt nước mắt!”
- Anh Trần Minh Hòa (Yên Phong – Bắc Ninh): “Ban đầu nghĩ cháu chỉ đau họng nhẹ, nhưng đến khám thì bác sĩ bảo có mủ, cần điều trị ngay để tránh biến chứng. Thái độ bác sĩ rất tận tâm, có hướng dẫn rõ cách chăm sóc tại nhà. Tôi rất yên tâm.”
Hy vọng rằng những thông tin về viêm họng có mủ ở trẻ kể trên đã giúp mọi người hiểu về căn bệnh này cũng như đề phòng những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Đừng chủ quan với những hiệu dù là nhỏ nhất, hãy thăm khám sớm để được điều trị nhanh, giảm thiểu tổn thương đến sức khỏe. Bạn có thể liên hệ với qua hotline 086.669.7169 hoặc qua hệ thống [TƯ VẤN ONLINE] để được chuyên gia hỗ trợ.