16

So sánh các phương pháp nạo VA – Đâu là lựa chọn tối ưu?

Viêm VA, hay còn gọi là viêm vòm họng, là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em từ 3 đến 10 tuổi. Khi bệnh trở nặng, nạo VA là một thủ thuật thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý tai mũi họng. Hiện nay có nhiều phương pháp nạo VA khác nhau. Vậy, phương pháp nào là tối ưu nhất? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

TRẮC NGHIỆM CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG VIÊM VA
1. Bạn đang gặp phải những triệu chứng bất thường gì ở họng?
2. Bạn còn gặp các triệu chứng bất thường nào khác không?
3. Bạn đang ở độ tuổi bao nhiêu?
4. Bạn đã thăm khám và điều trị bệnh ở đâu chưa?
Kết quả bài kiểm tra sẽ được gửi tới SĐT của bạn trong vòng 30 phút (Dưới hình thức SMS).
Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click "Giải đáp trực tuyến" để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.

Tại sao cần nạo VA? Khi nào nên thực hiện?

VA là tổ chức lympho nằm ở vòm họng, đóng vai trò như “người gác cổng” hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập qua đường mũi họng. Tuy nhiên, khi VA bị viêm nhiễm kéo dài hoặc phì đại quá mức hoặc đơn giản do sau 2-3 tuổi → vai trò này dần giảm. Không những vậy, nó còn chuyển biến thành những yếu tố “gây rối”.

người bị viêm V.A

(Theo thống kê, có đến 60% trẻ từ 2 đến 6 tuổi từng bị viêm VA, trong đó khoảng 15% cần phải nạo VA để điều trị dứt điểm.)

Bác sĩ Tai Mũi Họng chia sẻ: ” Không phải cứ viêm VA là phải nạo ngay đâu nhé! Quyết định có nên nạo VA hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào tuổi mà vào mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bé. Nếu VA phì đại gây khó ngủ triền miên, thở khò khè cả ngày, hoặc viêm đi viêm lại liên tục, thì đó là lúc cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.”

» Dấu hiệu CẢNH BÁO thời điểm cần nạo VA:

  • Ngáy to khi ngủ, đôi khi kèm ngưng thở khi ngủ (OSA).
  • Khó thở bằng mũi, lúc nào cũng phải há miệng để thở.
  • Bị viêm VA tái phát từ 5–7 lần/năm, kèm theo viêm tai giữa hoặc viêm mũi xoang kéo dài.
  • Khó nuốt, giọng nói bị “nghẹt” hoặc biến đổi
  • Tình trạng chậm phát triển thể chất, sụt cân do giấc ngủ không chất lượng.

» LIÊN HỆ NGAY [0866697169]  HOẶC  [HỆ THỐNG ONLINE]  ĐỂ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BỞI BÁC SĨ CHUYÊN MÔN UY TÍN

Các phương pháp nạo VA phổ biến hiện nay

Hiện nay, nhờ những tiến bộ của y học hiện đại, việc nạo VA đã có nhiều bước tiến đáng kể. Tại các cơ sở y tế, có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng. Mỗi kỹ thuật đều có những ưu – nhược điểm riêng, nhưng nhìn chung, mục tiêu cuối cùng vẫn là loại bỏ triệt để mô VA phì đại và giảm thiểu tối đa tổn thương cho trẻ.

Để bạn dễ hình dung, dưới đây là các phương pháp nạo VA phổ biến, từ truyền thống đến tiên tiến

1.Nạo VA truyền thống

Đây là kỹ thuật nạo VA lâu đời nhất, dùng thìa nạo để loại bỏ khối VA. Bác sĩ sẽ gây mê toàn thân cho bé, sau đó đưa dụng cụ vào qua đường miệng và thực hiện nạo VA. Điểm đặc trưng của phương pháp này là thường được làm “mù” – tức là bác sĩ sẽ thao tác dựa vào cảm nhận và kinh nghiệm chuyên môn mà không có sự hỗ trợ của hình ảnh trực quan.

Ưu điểm:

  • Chi phí cực thấp: Là lựa chọn tiết kiệm nhất, phù hợp với nhiều điều kiện kinh tế.
  • Thực hiện nhanh: Ca phẫu thuật thường chỉ mất vỏn vẹn 15-30 phút.
  • Dễ thực hiện: Những địa chỉ y tế không hiện đại vẫn có thể áp dụng phương pháp này.

⇒ Tuy nhiên, phương pháp này chảy máu thường nhiều hơn và kiểm soát cầm máu khá khó khăn. Do không thể quan sát trực tiếp vùng nạo, bác sĩ dễ bỏ sót mô VA hoặc vô tình gây tổn thương các vùng lân cận. Hơn nữa, trẻ cũng dễ bị sợ hãi sau mổ và quá trình hồi phục chậm hơn, với cảm giác đau họng có thể kéo dài 5-7 ngày.

2. Nạo VA bằng nội soi

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi mềm đưa qua mũi hoặc miệng để quan sát trực tiếp toàn bộ khu vực VA trên màn hình. Nhờ hình ảnh rõ nét, việc sử dụng dụng cụ chuyên biệt để cắt bỏ VA trở nên chính xác hơn rất nhiều. Phương pháp này cũng được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân.

Ưu điểm:

  • Chính xác tối đa: Bác sĩ có thể nhìn thấy rõ từng chi tiết, đảm bảo loại bỏ triệt để mô VA, giảm nguy cơ tái phát chỉ còn khoảng 2-5%.
  • Hạn chế chảy máu: Nhờ dụng cụ hiện đại, tổn thương và lượng máu mất đi được kiểm soát tối ưu.
  • Phục hồi nhanh chóng: Bé thường chỉ mất khoảng 3-5 ngày là hết đau họng và có thể sinh hoạt bình thường trở lại.

⇒ Phương pháp yêu cầu bác sĩ có tay nghề vững vàng, có kỹ năng sử dụng thành thạo kỹ thuật nội soi.  Ngoài ra, do cần thiết bị y tế có thể đáp ứng được thủ thuật nên chi phí sẽ cao hơn biện pháp truyền thống.

3. Nạo VA bằng laser

Đây là một trong những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng tia laser để đốt cháy và loại bỏ chính xác mô VA. Kỹ thuật này thường được thực hiện dưới sự hỗ trợ của nội soi, giúp bác sĩ quan sát rõ ràng và thao tác chuẩn xác.

Ưu điểm:

  • Gần như không đau: Tia laser giúp “đóng băng” các mô ngay lập tức, giảm thiểu tối đa tổn thương đến các vùng xung quanh.
  • Hồi phục thần tốc: Chỉ sau 1-2 ngày là có thể sinh hoạt bình thường
  • Siêu an toàn: Nguy cơ chảy máu gần như bằng không (dưới 1%), mang lại sự an tâm cho người bệnh

⇒ Tỷ lệ hiệu quả cao với những trường hợp VA không quá lớn, không hợp với tình trạng nhiều ổ viêm lan rộng. Cần thiết bị chuyên dụng và tay nghề bác sĩ cao.

4. Nạo VA bằng coblator (dao plasma lạnh)

Công nghệ tiên tiến sử dụng sóng radio tần số thấp để “hòa tan” mô VA, thay vì cắt hay đốt ở nhiệt độ cao. Quá trình này diễn ra ở nhiệt độ rất thấp (khoảng 40-70°C), giúp giảm thiểu tổn thương. Phương pháp này cũng thường được thực hiện kết hợp với nội soi để đảm bảo độ chính xác.

Ưu điểm:

  • Tổn thương tối thiểu: Nhờ nhiệt độ thấp, mô lành ít bị ảnh hưởng, giúp bé giảm đau và sưng đáng kể sau phẫu thuật.
  • Hồi phục siêu nhanh: Trẻ có thể xuất viện ngay trong ngày hoặc chỉ sau 24 giờ, nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.
  • Hiệu quả bền vững: Tỷ lệ tái phát bệnh rất thấp, chỉ khoảng 1-3%.

⇒ Là bước tiến vượt bậc của y học hiện đại nên không phải cơ sở y tế nào cũng có thể đáp ứng về thiết bị y tế.

[CHI PHÍ NẠO VA BẰNG PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI CÓ TỐN KÉM KHÔNG?]

Những lưu ý sau khi nạo VA

Sau khi quá trình nạo VA kết thúc, điều quan trọng để giúp quá trình phục hồi được diễn ra nhanh chóng và tránh các biến chứng chính là: VỆ SINH VÀ CHĂM SÓC ĐÚNG CÁCH.

Dưới đây là một số lưu ý trong việc chăm sóc hậu thủ thuật

» Chăm sóc tại nhà

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi khoảng 1-2 ngày đầu sau phẫu thuật.
  • Chế độ ăn uống: Trong 5 ngày đầu, tuyệt đối tránh những đồ ăn cứng, quá nóng hoặc quá cay. Thay vào đó, hãy ưu tiên các món mềm, lỏng, dễ nuốt và nguội.
  • Vệ sinh mũi họng: Đảm bảo uống đủ nước. Đồng thời, vệ sinh mũi họng nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ để giữ sạch sẽ và giảm sưng viêm.

» Theo dõi biến chứng:

Cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu bất thường. Nếu có những chuyển biến sau → cần đi khám ngay

  • Sốt cao kéo dài
  • Chảy máu mũi nhiều
  • Đau đầu dữ dội

» Tái khám đúng lịch:

Đừng quên đi tái khám đúng hẹn theo chỉ định của bác sĩ. Việc này rất quan trọng để kiểm tra xem vết thương đã lành hoàn toàn chưa, đồng thời phát hiện sớm và phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Nạo VA ở đâu an toàn, ít đau?

Ngày nay, nhiều cơ sở y tế đã áp dụng các phương pháp nạo VA hiện đại giúp hồi phục nhanh chóng và hạn chế tối đa biến chứng. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ đáng tin cậy để nạo VA tại Bắc Ninh, Phòng khám Tai Mũi Họng Bắc Ninh là một lựa chọn được nhiều phụ huynh tin tưởng. Phòng khám nổi bật với những ưu điểm sau:

  • Trang thiết bị tiên tiến: Hỗ trợ quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.
  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm: Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng có nhiều năm kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn.
  • Quy trình chuẩn mực: Đảm bảo ca nạo VA diễn ra nhanh chóng, an toàn và ít đau, bé được theo dõi sát sao sau mổ.
  • Môi trường vô khuẩn: Phòng tiểu phẫu đạt chuẩn, đảm bảo an toàn tối đa cho bé trong suốt quá trình thực hiện.

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ về các phương pháp nạo VA trên đã giúp mọi người hiểu về những cách điều trị viêm VA. Hãy thăm khám sớm để được điều trị nhanh, giảm thiểu tổn thương đến sức khỏe. Bạn có thể liên hệ với tôi qua hotline 0866697169 hoặc qua hệ thống [TƯ VẤN ONLINE]  để được hỗ trợ được nhanh chóng nhé!

Bài viết liên quan
Giải mã viêm VA độ 1 – Giai đoạn nhẹ nhưng không nên chủ quan
Giải mã viêm VA độ 1 – Giai đoạn nhẹ nhưng không nên chủ quan

Viêm VA độ 1 được xem là giai đoạn nhẹ nhất trong tiến trình viêm VA ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không vì “mức độ nhẹ” mà cha mẹ được phép chủ quan. Nếu không điều trị và kiểm soát...

Bị viêm VA cấp độ 2 có thể chữa khỏi không? – Đọc bài viết sau để biết câu trả lời
Bị viêm VA cấp độ 2 có thể chữa khỏi không? – Đọc bài viết sau để biết câu trả lời

"Xin chào bác sĩ. Mình có con trai 7 tuổi, dạo gần đây bé bị nhức đầu vùng trán; đi nội soi mũi thì nguyên nhân là viêm VA cấp độ 2. Cho mình hỏi là viêm VA có điều...

Viêm VA cấp độ 4: Cảnh báo khẩn cha mẹ không nên bỏ qua
Viêm VA cấp độ 4: Cảnh báo khẩn cha mẹ không nên bỏ qua

Viêm VA thường được xem là một bệnh lý tai mũi họng quen thuộc và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng căn bệnh tưởng chừng đơn giản này hoàn toàn có thể tiến triển qua nhiều...

Đăng ký khám