16

Nguy cơ mất thính lực vì chủ quan với tình trạng viêm tai giữa không mủ

Thông thường, viêm tai giữa thường được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau nhức tai, sốt kèm theo chảy dịch mủ tai có mùi hôi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp viêm tai giữa không mủ khiến người bệnh chủ quan. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng viêm tai giữa không mủ và cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

TRẮC NGHIỆM CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG VIÊM TAI GIỮA
1. Tình trạng đau tai mà bạn đang gặp phải là gì?
2. Có hiện tượng chảy dịch hoặc mủ từ tai không?
3. Bạn có bị sốt hoặc dấu hiệu nhiễm trùng khác không?
4. Bạn đã thăm khám hoặc điều trị bệnh ở đâu chưa?
Kết quả bài kiểm tra sẽ được gửi tới SĐT của bạn trong vòng 30 phút (Dưới hình thức SMS).
Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click "Giải đáp trực tuyến" để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.

Hiểu thông tin cơ bản về viêm tai giữa không mủ

Viêm tai giữa không mủ, hay còn gọi là viêm tai giữa ứ dịch hoặc viêm tai giữa thanh dịch. Hiểu đơn giản về dạng bệnh này là khu vực tai giữa bị viêm, nhiễm trùng và xuất hiện dịch mủ. Thế nhưng màng nhĩ vẫn đóng kín nên các chất dịch sẽ tồn đọng ở bên trong tai và không thoát ra ngoài được.

[Viêm tai giữa không mủ có nguy hiểm không?]

Viêm tai giữa không chảy mủ cũng là một dạng phổ biến của bệnh viêm tai giữa. Thế nhưng so với trường hợp có chảy mủ thì tình trạng bệnh này lại khó nhận biết, khó điều trị và nguy hiểm hơn.

Viêm tai giữa không mủ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất ở hai nhóm:

  • Trẻ nhỏ: Do cấu trúc vòi nhĩ chưa phát triển hoàn chỉnh, nằm ngang và ngắn, kết hợp với hệ miễn dịch còn yếu nên dễ bị vi khuẩn hoặc virus từ đường hô hấp lan lên tai giữa gây viêm, ứ dịch.
  • Người lớn: Thường mắc bệnh do tâm lý chủ quan, không đi khám khi có biểu hiện nhẹ như ù tai, nghe kém hoặc nghĩ bệnh sẽ tự khỏi. Việc trì hoãn điều trị khiến tình trạng viêm kéo dài, tăng nguy cơ biến chứng thính lực.

Viêm tai giữa không mủ: Các triệu chứng thường bị nhầm lẫn, dễ bị bỏ qua

Theo bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết: “Viêm tai giữa không mủ là dạng bệnh rất phổ biến liên quan đến viêm tai giữa, nhưng lại thường bị bỏ qua do bệnh không gây sốt hay đau dữ dội. Rất nhiều trường hợp chỉ được phát hiện khi có biểu hiện nghe kém, gặp khó khăn trong giao tiếp hoặc qua thăm khám tai mũi họng định kỳ.”

Do đó, để tránh bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất, bác sĩ đã chỉ ra các triệu chứng điển hình – nhưng dễ bị nhầm lẫn của viêm tai giữa không mủ như sau:

Triệu chứng viêm tai giữa không mủ ở trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ, nhiều bé chưa thể tự mô tả cảm giác khó chịu do bệnh gây ra. Do đó, các bậc phụ huynh phải là người chú ý quan sát đến các bất thường ở trẻ bao gồm:

  • Chậm nói, phát âm không rõ dù đã đến độ tuổi tập nói
  • Không phản ứng linh hoạt với âm thanh (gọi không quay đầu, không giật mình với tiếng động lớn)
  • Thường xuyên mở TV, điện thoại với âm lượng lớn
  • Dễ mất tập trung, cáu gắt, kém tương tác xã hội
  • Có tiền sử viêm mũi họng, viêm VA tái phát nhiều lần

Triệu chứng viêm tai giữa không mủ ở người lớn

Khác với trẻ nhỏ, người lớn có thể cảm nhận được sự bất thường trong thính giác hoặc cảm giác khó chịu ở tai. Tuy nhiên, vì triệu chứng thường diễn tiến âm thầm và không quá rõ ràng, nhiều người dễ chủ quan, không đi khám kịp thời. Các dấu hiệu điển hình bao gồm:

  • Cảm giác ù tai, như có nước hoặc áp lực bên trong tai
  • Nghe kém thoáng qua, nhất là sau khi bị cảm, viêm mũi
  • Cảm giác nặng tai hoặc đầy tai, không đau rõ rệt nên dễ bỏ qua
  • Mất tập trung khi giao tiếp, khó nghe trong môi trường ồn
  • Hay tái phát viêm mũi xoang, nghẹt mũi, đau họng

LƯU Ý QUAN TRỌNG: Viêm tai giữa không mủ không có mủ chảy ra ngoài, không gây đau dữ dội, không sốt cao như viêm tai giữa cấp. Đây là lý do khiến nhiều người nhầm tưởng chỉ là vấn đề nghe kém tạm thời hoặc viêm mũi họng thông thường, dẫn đến chậm trễ điều trị, ảnh hưởng thính lực lâu dài, đặc biệt ở trẻ nhỏ đang học nói.

→ Hãy chủ động thăm khám ngay cả khi không có biểu hiện đặc trưng của viêm tai giữa. Hoặc bạn có thể mô tả triệu chứng bất thường[TẠI ĐÂY] để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ.

Viêm tai giữa không mủ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thính lực

Vì triệu chứng không rầm rộ nên viêm tai giữa không mủ rất dễ bị bỏ qua, dẫn đến biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực, đặc biệt ở trẻ nhỏ đang trong giai đoạn học nói và phát triển ngôn ngữ. Cụ thể, các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

[Viêm tai giữa không mủ uống thuốc có khỏi không?]

  • Suy giảm thính lực kéo dài: Dịch tích tụ sau màng nhĩ làm cản trở sự dẫn truyền âm thanh, gây nghe kém từ nhẹ đến trung bình. Ở trẻ nhỏ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học nói, giao tiếp và phát triển trí tuệ.
  • Xẹp màng nhĩ, dính chuỗi xương con: Khi dịch tồn tại lâu, áp lực trong tai giữa giảm khiến màng nhĩ bị kéo lõm vào trong, dẫn đến xẹp màng nhĩ. Nếu không được can thiệp sớm, cấu trúc truyền âm của tai có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
  • Chuyển sang viêm tai giữa mạn tính: Tình trạng ứ dịch kéo dài là “bàn đạp” để bệnh tiến triển thành viêm tai giữa mạn tính – khó điều trị, dễ tái phát và cần can thiệp ngoại khoa.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng tái phát: Dịch ứ trong tai là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ bùng phát viêm tai giữa cấp có mủ, thậm chí lan rộng sang xương chũm, màng não.

Viêm tai giữa không mủ điều trị như thế nào?

Theo bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, việc điều trị viêm tai giữa không mủ cần dựa vào nguyên tắc khoa học, không tự ý dùng thuốc, và theo dõi sát diễn tiến bệnh.

Do đó, trước khi điều trị, người bệnh phải được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý sau đó mới xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo phác đồ điều trị phổ biến dưới đây:

[Chi phí điều trị viêm tai giữa có đắt không bác sĩ?]

  • Điều trị nội khoa (dành cho giai đoạn sớm): Áp dụng khi dịch ứ chưa lâu, không có tổn thương cấu trúc tai giữa với các loại thuốc kháng viêm, tiêu dịch giúp làm loãng và tiêu dịch nhầy trong tai giữa. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng chỉ định kết hợp với thuốc thông mũi, xịt mũi giúp thông vòi nhĩ từ đó giúp dịch từ tai giữa xuống mũi họng để thoát ra ngoài
  • Can thiệp ngoại khoa: Khi dịch vẫn ứ sau nhiều tuần hoặc có biến chứng như nghe kém kéo dài, xẹp màng nhĩ, bác sĩ có thể chỉ định đặt ống thông khí tai giữa nhằm giúp dịch thoát ra ngoài và cân bằng áp lực tai

LƯU Ý QUAN TRỌNG: Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám chính xác và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Phòng khám tai mũi họng Bắc Ninh là lựa chọn đáng để bệnh nhân tham khảo khi áp dụng đa dạng phác đồ điều trị và tiến hành xây dựng phác đồ cá nhân hoá cho người bệnh.

Không chỉ vậy, đến với Phòng khám tai mũi họng Bắc Ninh người bệnh cũng được thăm khám trong môi trường y tế chuyên nghiệp với:

[Đăng ký hẹn lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa tại đây]

  • Chuyên môn rõ ràng, minh bạch: Phòng khám được cấp phép hoạt động với chuyên môn chính là tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng với phác đồ chữa bệnh tiên tiến.
  • Bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm: Gồm có các bác sĩ chuyên khoa I Tai Mũi Họng với hơn 35 năm kinh nghiệm, các bác sĩ đều từng công tác tại các bệnh viện lớn và giữ các chức vụ quan trọng.
  • Thiết bị y tế hiện đại: Đều là các thiết bị đời mới, được nhập khẩu từ nước ngoài mang lại kết quả thăm khám và chẩn đoán chính xác, hỗ trợ điều trị hiệu quả cao.
  • Giờ khám bệnh linh hoạt: Thăm khám bệnh ngoài giờ hành chính, bệnh nhân được linh hoạt đặt giờ khám phù hợp với mong muốn, không phụ thu phí khám ngoài giờ.
  • Chi phí minh bạch, ưu đãi: Mọi chi phí đều được tư vấn cụ thể cho từng bệnh nhân, đặc biệt dành riêng nhiều ưu đãi chi phí hấp dẫn cho bệnh nhân hẹn lịch khám trước.
  • Bảo mật thông tin: Hồ sơ bệnh án đều được bảo mật kỹ lưỡng với hệ thống lưu trữ thông tin riêng, không để rò rỉ thông tin bệnh án ra bên ngoài.

Phản hồi của người bệnh sau khi điều trị viêm tai giữa không mủ tại Phòng khám Tai Mũi Họng Bắc Ninh:

  • Chị Mai H. (TP. Bắc Ninh) – mẹ bé 4 tuổi chia sẻ: “Con mình chậm nói, cứ tưởng do cháu lười tập nói. Nhưng đưa đến Phòng khám Tai Mũi Họng Bắc Ninh, bác sĩ nội soi tai và đo thính lực mới phát hiện bị viêm tai giữa ứ dịch. Sau 2 tuần điều trị và tập thổi vòi nhĩ theo hướng dẫn, cháu nghe rõ hơn hẳn và bắt đầu nói được nhiều từ hơn. May mắn là phát hiện kịp!”
  •  Anh Tùng P. (36 tuổi, KCN Quế Võ): “Sau đợt cảm cúm, tôi bị ù tai, nghe kém bên trái. Ban đầu chủ quan, tưởng tự hết. Nhưng sau 3 tuần không cải thiện, đến khám thì phát hiện bị viêm tai giữa không mủ. Bác sĩ rất tận tình, hướng dẫn điều trị nội khoa, xịt mũi và tập thông vòi nhĩ. Đến nay tai đã hết ù, nghe rõ như trước.”

Hy vọng những thông tin trên đã giúp mọi người hiểu hơn về tình trạng viêm tai giữa không mủ. Nếu có thắc mắc bệnh lý nào cần giải đáp nhanh chóng, hãy liên hệ trực tiếp tới hotline 086.669.7169 để được chuyên gia hỗ trợ kịp thời, chính xác.

Bài viết liên quan
Khám viêm tai giữa: Đúng thời điểm, đúng quy trình!
Khám viêm tai giữa: Đúng thời điểm, đúng quy trình!

Bệnh lý tai mũi họng ngày càng gia tăng dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, trong đó phổ biến có thể nhắc đến nhu cầu khám viêm tai giữa - một trong những bệnh lý về...

Viêm tai giữa ứ dịch 2 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Viêm tai giữa ứ dịch 2 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm tai giữa ứ dịch là một bệnh lý thầm lặng nhưng có thể gây ảnh hưởng đáng kể. Bệnh đặc trưng bởi sự tích tụ dịch trong tai giữa, dẫn đến mất thính lực dẫn truyền từ nhẹ đến...

Tại sao viêm tai giữa lại gây ù tai? Có đáng lo không?
Tại sao viêm tai giữa lại gây ù tai? Có đáng lo không?

Bạn đang phải chịu đựng tiếng ù tai dai dẳng, đặc biệt khi nó xuất hiện cùng với những đợt viêm tai giữa? Sự kết hợp này chắc hẳn đang khiến bạn hoang mang và lo lắng. Đối với những...

Đăng ký khám