16

Cảnh báo: Viêm VA có thể ảnh hưởng trí tuệ và phát âm của trẻ

Viêm VA là bệnh lý Tai Mũi Họng thường xuyên được bắt gặp ở trẻ dưới 6 tuổi. Tuy không đe doạ đến tính mạng nhưng bệnh lại ảnh hưởng nặng nề tới đời sống sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, do là căn bệnh phổ biến nên nhiều phụ huynh đã quá chủ quan trong việc điều trị. Đừng “xem nhẹ” bệnh lý này, đừng để viêm VA ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ.

TRẮC NGHIỆM CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG VIÊM VA
1. Bạn đang gặp phải những triệu chứng bất thường gì ở họng?
2. Bạn còn gặp các triệu chứng bất thường nào khác không?
3. Bạn đang ở độ tuổi bao nhiêu?
4. Bạn đã thăm khám và điều trị bệnh ở đâu chưa?
Kết quả bài kiểm tra sẽ được gửi tới SĐT của bạn trong vòng 30 phút (Dưới hình thức SMS).
Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click "Giải đáp trực tuyến" để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.

Vì sao trẻ dễ bị viêm VA?

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng cho biết: ” VA là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, hoạt động như một “lá chắn” đầu tiên giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập qua đường mũi – họng. VA thường phát triển mạnh mẽ ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi, sau đó sẽ thoái triển dần khi trẻ lớn lên và thường biến mất hoàn toàn vào tuổi dậy thì.

Trẻ em rất dễ bị viêm VA vì một số yếu tố như:

  • Hệ miễn dịch non nớt: Hệ miễn dịch của trẻ đang trong quá trình phát triển, chưa đủ mạnh để chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus.
  • Môi trường dễ lây nhiễm: Trẻ thường xuyên đi nhà trẻ, tiếp xúc với bạn bè, đồ chơi, và môi trường nhiều bụi bẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây lan, đặc biệt vào mùa lạnh.
  • Cấu trúc VA đặc thù: VA nằm ở vị trí khuất, có nhiều nếp gấp, dễ tích tụ dịch nhầy. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển khi có các yếu tố thuận lợi.
  • Chăm sóc chưa đúng cách: Vệ sinh mũi họng không kỹ, cho trẻ bú nằm, lau mũi sai cách, hoặc lạm dụng kháng sinh đều có thể khiến VA viêm nhiễm tái đi tái lại.
  • Tác nhân gây kích ứng từ môi trường: Dị ứng, khói bụi, và ô nhiễm không khí kích thích niêm mạc mũi họng liên tục, dẫn đến VA quá phát hoặc viêm mạn tính.

[ĐẶT LỊCH KHÁM VỚI BÁC SĨ CHUYÊN MÔN]

Khi cơ thể bé lên tiếng cảnh báo về viêm VA

Không giống như viêm họng hay viêm amidan có thể quan sát bằng mắt thường, viêm VA ở trẻ em thường bị “bỏ sót” do VA nằm sâu trong vòm mũi họng. Chính vì vị trí ẩn khuất này, nhiều bậc phụ huynh chỉ phát hiện ra khi trẻ xuất hiện các triệu chứng rõ rệt. Viêm VA có thể khởi phát âm thầm, với các biểu hiện ban đầu khá giống cảm lạnh thông thường, nhưng nếu không để ý kỹ, bệnh có thể tiến triển và gây nhiều biến chứng.

Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của viêm VA ở trẻ mà cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm:

  • Khó thở qua mũi: Bé thường phải thở bằng miệng, dẫn đến môi và họng bị khô. Tình trạng này kéo dài thậm chí có thể làm thay đổi giọng nói của bé, khiến giọng nghe như bị “nghẹt mũi”
  • Ngáy to khi ngủ: Đây là một trong những dấu hiệu điển hình khi VA phì đại. Tiếng ngáy thường xuyên, đặc biệt nếu kèm theo những cơn ngừng thở ngắn – là một cảnh báo nghiêm trọng.
  • Viêm tai giữa tái phát: VA sưng to có thể chèn ép và làm tắc nghẽn vòi Eustachian, gây ứ đọng dịch trong tai giữa. Điều này dẫn đến các đợt viêm tai giữa tái đi tái lại.
  • Suy giảm thính lực: Do dịch tích tụ trong tai giữa, khả năng nghe của bé có thể bị ảnh hưởng, khiến bé nghe kém hoặc phản ứng chậm hơn với âm thanh xung quanh.
  • Khó nuốt, đau họng: Cảm giác vướng víu khó chịu khi nuốt, hoặc thậm chí từ chối ăn uống.
  • Chậm phát triển: Giấc ngủ không chất lượng do khó thở kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, khả năng tập trung và học tập của bé.

LƯU Ý: Nếu trẻ bị sổ mũi – ho – sốt trên 5 lần/năm, mỗi đợt kéo dài hơn 1 tuần, thì cần nghĩ đến viêm VA mạn tính, không đơn thuần là cảm cúm.

Viêm VA có nguy hiểm không?

Theo thống kê năm 2023

  • 15–20% trẻ viêm VA không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm tai giữa mạn tính.

  • Hơn 40% trẻ cần can thiệp nạo VA đã từng bị viêm tái phát trên 6 lần/năm.

⇒ Câu trả lời là . Viêm VA kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ

  • Tắc đường thở: Trẻ khó thở, thở miệng, ngủ ngáy → ảnh hưởng giấc ngủ, thể chất.

  • Viêm tai giữa tái phát: VA nằm gần vòi nhĩ – khi bị viêm, dễ lan sang tai → trẻ nghe kém, nói chậm.

  • Biến chứng phổi, viêm phế quản: Dịch mũi chảy xuống họng gây viêm đường hô hấp dưới.

  • Ảnh hưởng phát triển ngôn ngữ – tâm lý: Trẻ lười nói, ngại giao tiếp vì giọng “mũi”.

  • Khuôn mặt biến dạng (mặt dài, hàm hẹp, răng mọc lệch do thở miệng lâu dài).

» LIÊN HỆ NGAY [0866697169]  HOẶC  [HỆ THỐNG ONLINE]  ĐỂ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BỞI BÁC SĨ CHUYÊN MÔN UY TÍN SỚM NHẤT CÓ THỂ – TRÁNH MỌI BIẾN CHỨNG

Điều trị viêm VA ở trẻ thế nào?

Trẻ em – đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi vốn có hệ miên dịch yếu nên việc điều trị cần hết sức cẩn thận.

→ Tốt nhất là phụ huynh nên đưa con trẻ mình đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị một cách an toàn nhất

Bác sĩ chuyên môn sẽ dựa theo mức độ bệnh, độ tuổi và tần suất tái phát để xây dựng lên phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp. Để giúp cho phụ huynh hiểu rõ về phương pháp điều trị, dưới đây là những cách mà bác sĩ chuyên môn áp dụng:

Điều trị nội khoa – Dành cho viêm VA cấp hoặc mức độ nhẹ

Áp dụng khi

  • Trẻ mới bị viêm VA lần đầu hoặc tái phát không thường xuyên
  • Chưa xuất hiện các biến chứng như viêm tai giữa, nghẹt mũi nặng, hay thở miệng.
  • Kích thước VA chưa phì đại quá mức.

Khi viêm VA chưa cần can thiệp phẫu thuật, bác sĩ thường áp dụng phác đồ điều trị nội khoa với các loại thuốc sau:

  • Kháng sinh: Được chỉ định nếu nghi ngờ nguyên nhân gây viêm là do vi khuẩn.
  • Thuốc giảm viêm, hạ sốt: Giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu như sốt và sưng viêm.
  • Thuốc nhỏ mũi/thuốc co mạch: Giúp làm thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi.
  • Nước muối sinh lý: Dùng để rửa mũi hàng ngày 2–3 lần, giúp làm sạch và loại bỏ dịch tiết.

ĐIỀU QUAN TRỌNG: Bố mẹ không tự ý dùng thuốc kéo dài hoặc thay đổi thuốc liên tục cho bé. Nếu sau 5 ngày điều trị mà tình trạng không cải thiện, cần đưa bé tái khám ngay để bác sĩ đánh giá lại và có hướng xử lý phù hợp hơn.

Điều trị ngoại khoa – Nạo VA

Áp dụng khi

  • Viêm VA tái phát thường xuyên – Hơn 5 lần/năm.
  • VA phì đại gây tắc nghẽn: Khiến bé nghẹt mũi, ngủ ngáy, hoặc ngưng thở khi ngủ.
  • Có biến chứng: Như viêm tai giữa tái phát, chậm nói, viêm phế quản.
  • Điều trị nội khoa không có tác dụng.

Việc thực hiện thủ thuật nạo VA luôn được các bác sĩ cân nhắc rất cẩn thận, đặc biệt khi đối tượng là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để giảm thiểu tổn thương, hạn chế xâm lấn và giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên ưu tiên sử dụng các phương pháp nạo VA hiện đại.

Địa chỉ tin cậy – Nội soi & điều trị viêm VA tại Bắc Ninh

Phòng khám Tai Mũi Họng Bắc Ninh là một địa chỉ y tế uy tín, được Sở Y tế Bắc Ninh cấp phép hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý Tai – Mũi – Họng. Phòng khám tự hào được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn nhờ hiệu quả điều trị và chất lượng dịch vụ vượt trội.

Sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hàng đầu, am hiểu sâu về các vấn đề cổ họng. Cùng với trang thiết bị hiện đại như hệ thống nội soi VA tiên tiến, tự tin mang đến giải pháp điều trị hiệu quả nhất  Mỗi phác đồ đều được cá nhân hóa để bạn đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất.

Vì sao nên chọn Phòng khám Tai Mũi Họng Bắc Ninh?

  • Chi phí minh bạch: Giá cả công khai, đúng quy định Sở Y tế, kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn giúp giảm gánh nặng tài chính cho bạn.
  • Dịch vụ tận tâm: Không gian khám ấm cúng, thân thiện, tạo cảm giác thoải mái để bạn dễ dàng chia sẻ mọi băn khoăn.
  • Lịch khám linh hoạt: Hỗ trợ đặt lịch online, sẵn sàng phục vụ cả ngoài giờ hành chính, giúp bạn chủ động sắp xếp thời gian.

Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ về viêm VA ở trẻ em. Đừng chủ quan với những hiệu dù là nhỏ nhất, hãy thăm khám sớm để được điều trị nhanh, giảm thiểu tổn thương đến sức khỏe. Bạn có thể liên hệ với tôi qua hotline 0866697169 hoặc qua hệ thống [TƯ VẤN ONLINE]  để được hỗ trợ được nhanh chóng nhé!

Bài viết liên quan
Giải mã viêm VA độ 1 – Giai đoạn nhẹ nhưng không nên chủ quan
Giải mã viêm VA độ 1 – Giai đoạn nhẹ nhưng không nên chủ quan

Viêm VA độ 1 được xem là giai đoạn nhẹ nhất trong tiến trình viêm VA ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không vì “mức độ nhẹ” mà cha mẹ được phép chủ quan. Nếu không điều trị và kiểm soát...

Bị viêm VA cấp độ 2 có thể chữa khỏi không? – Đọc bài viết sau để biết câu trả lời
Bị viêm VA cấp độ 2 có thể chữa khỏi không? – Đọc bài viết sau để biết câu trả lời

"Xin chào bác sĩ. Mình có con trai 7 tuổi, dạo gần đây bé bị nhức đầu vùng trán; đi nội soi mũi thì nguyên nhân là viêm VA cấp độ 2. Cho mình hỏi là viêm VA có điều...

Viêm VA cấp độ 4: Cảnh báo khẩn cha mẹ không nên bỏ qua
Viêm VA cấp độ 4: Cảnh báo khẩn cha mẹ không nên bỏ qua

Viêm VA thường được xem là một bệnh lý tai mũi họng quen thuộc và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng căn bệnh tưởng chừng đơn giản này hoàn toàn có thể tiến triển qua nhiều...

Đăng ký khám