Biểu hiện của điếc tai – Đừng bỏ qua để không “mất thính giác”
Thính lực là giác quan đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, là cầu nối giúp con người giao tiếp và kết nối với thế giới. Điếc tai là tình trạng không ai mong muốn nhưng không phải ai cũng nhận ra những tín hiệu ban đầu của chứng điếc tai. Thậm chí, nhiều người đã chủ quan bỏ qua đến khi phát hiện thì thính lực đã giảm đáng kể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao tiếp, công việc và cả chất lượng sống.
Điếc tai phổ biến thế nào? Gây ảnh hưởng rộng rãi ra sao?
Điếc tai, hay suy giảm thính lực, là tình trạng mất khả năng nghe hoàn toàn hoặc một phần ở một hoặc cả hai tai.
TÌNH TRẠNG ĐIẾC TAI HIỆN TẠI
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 1.5 tỷ người (gần 20% dân số) bị suy giảm thính lực, trong đó 430 triệu người bị ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống.
- Tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, khoảng 9% dân số gặp các vấn đề về thính lực, trong đó điếc tai chiếm tỷ lệ đáng kể và người trẻ có xu hướng tăng nhanh
Các bác sĩ chuyên môn nhấn mạnh: “Điếc tai có thể ảnh hưởng bất kỳ ai, từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi, với nhiều nguyên nhân đa dạng. Từ yếu tố bẩm sinh đến tác động môi trường như tiếng ồn hay các bệnh lý. Phát hiện sớm các biểu hiện điếc tai là cực kỳ quan trọng để can thiệp kịp thời, qua đó ngăn ngừa những hệ lụy lâu dài như khó khăn giao tiếp hay trầm cảm.”
5 Dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang bị điếc tai
Điếc tai không phải lúc nào cũng là tình trạng “không nghe thấy gì”. Nhiều người chỉ nhận ra vấn đề khi tình trạng đã nặng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai và thường tiến triển âm thầm. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu sau đây là rất quan trọng để có thể can thiệp kịp thời.
1. Khó phân biệt lời nói trong môi trường ồn ào
Bạn có thể nghe thấy âm thanh tổng thể, nhưng lại gặp khó khăn đặc biệt trong việc hiểu rõ lời nói của người khác khi xung quanh quá ồn ào. Có thể nhận ra khi ở trong quán cà phê hoặc trong bữa tiệc
⇒ Đây là một dấu hiệu đặc trưng của điếc tiếp nhận, nơi tai vẫn “bắt” được âm thanh nhưng não bộ gặp khó khăn trong việc xử lý và tách biệt lời nói.
2. Tăng âm lượng các thiết bị nghe
Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết nhất, thường khiến người xung quanh phải lên tiếng:
- Bạn luôn phải vặn âm lượng TV, điện thoại hoặc radio lên mức cao bất thường.
- Gia đình, bạn bè thường xuyên nhắc nhở bạn vì mở âm thanh quá lớn.
- Bạn cảm thấy chỉ nghe rõ ràng khi ở rất gần người nói.
Tình trạng này không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn phổ biến ở người trẻ, đặc biệt là những người thường xuyên đeo tai nghe.
3. Nghe kém dần
Thính lực giảm sút từ từ là một biểu hiện rất phổ biến của điếc tai, khiến nhiều người không hề hay biết cho đến khi tình trạng đã khá rõ ràng. Bạn có thể bắt đầu nhận ra khi:
- Không nghe rõ khi nói chuyện ở nơi đông người.
- Thường xuyên phải yêu cầu người đối diện “nói lại”.
BS chuyên khoa Tai Mũi Họng chia sẻ: “Điếc tai tiến triển chậm rất dễ bị bỏ qua. Khi người bệnh bắt đầu tự thấy ‘lạ’ với âm thanh, thì thực ra thính lực đã suy giảm khá rõ rồi.”
4. Ù tai – có tiếng vo ve, tiếng gió trong tai
Ù tai là cảm giác có âm thanh vang lên bên trong đầu hoặc tai (như tiếng vo ve, tiếng gió, tiếng chuông…) dù không có nguồn âm thanh bên ngoài. Biểu hiện này:
- Thường xuất hiện vào ban đêm, gây khó ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng nghỉ ngơi.
- Khiến người bệnh mất tập trung, lo lắng và khó chịu.
- Có thể kéo dài dai dẳng nếu không được điều trị kịp thời.
Theo thống kê, có khoảng 80% người bị ù tai mạn tính cũng đồng thời mắc điếc tai ở nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của điếc thần kinh giác quan – dạng điếc tai khó hồi phục nếu không được điều trị sớm.
5. Trẻ em chậm nói, kém phản ứng với âm thanh
Ở trẻ nhỏ, điếc tai rất dễ bị nhầm lẫn với “chậm nói” hay “thiếu tập trung”, dẫn đến việc bỏ lỡ thời điểm vàng để can thiệp. Hãy đặc biệt cảnh giác nếu:
- Trẻ trên 2 tuổi vẫn chưa nói được từ rõ ràng hoặc vốn từ rất hạn chế.
- Không quay đầu lại hoặc không phản ứng khi được gọi tên.
- Không giật mình hay phản ứng với âm thanh lớn bất ngờ.
Đây là thường xuyên thấy được ở trẻ, với 38% trẻ chậm nói được phát hiện có vấn đề về thính lực nhưng chưa được chẩn đoán trước đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sàng lọc thính lực sớm ở trẻ.
Điều trị điếc: Không có phương pháp chung cho tất cả
Để tìm được phương pháp điều trị mất thính lực phù hợp nhất cho bản thân, bạn cần được thăm khám và kiểm tra tại một cơ sở y tế chuyên môn uy tín. Việc chẩn đoán chính xác loại, mức độ và nguyên nhân gây điếc là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả
>> LIÊN HỆ NGAY [0866697169] HOẶC [HỆ THỐNG ONLINE] ĐỂ ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ CHUYÊN MÔN XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN VÀ MỨC ĐỘ BỊ ĐIẾC
Điều trị nội khoa
Nhắc nhở: Trong các trường hợp điếc đột ngột, ‘thời gian vàng’ điều trị là dưới 72 giờ. Qua thời điểm này, khả năng phục hồi giảm rõ rệt.
- Thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề: Dùng để giảm sưng, viêm và giải quyết nhiễm trùng trong tai.
- Thuốc tăng tuần hoàn máu, dưỡng thần kinh: Giúp máu lưu thông tốt hơn đến tai trong và nuôi dưỡng các tế bào thần kinh thính giác.
- Oxy cao áp: Áp dụng cho một số trường hợp điếc đột ngột để cung cấp oxy tối đa, giúp phục hồi chức năng nghe.
Thiết bị hỗ trợ thính lực
Đối với những trường hợp mất thính lực không thể hồi phục hoàn toàn, các thiết bị hỗ trợ thính lực hiện đại là giải pháp hiệu quả giúp cải thiện đáng kể khả năng nghe và chất lượng cuộc sống.
- Máy trợ thính: Có nhiều kiểu dáng đa dạng như nhét tai, đeo vành tai, hoặc cấy trong tai, phù hợp với mức độ và nhu cầu của từng người.
- Ốc tai điện tử: Đây là lựa chọn dành cho những trường hợp điếc nặng hoặc điếc sâu mà máy trợ thính không còn hiệu quả.
Các thiết bị hiện đại ngày nay không còn quá cồng kềnh. Chúng được cải tiến vượt trội với khả năng lọc âm và chống nhiễu tốt hơn rất nhiều so với trước đây, mang lại trải nghiệm nghe rõ ràng và tự nhiên hơn cho người sử dụng.
[CHI PHÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP NÀY CÓ TỐN KHÔNG?]
Phẫu Thuật: Khi Cần Can Thiệp Sâu Hơn
Phẫu thuật được chỉ định khi có những tổn thương cấu trúc tai hoặc khối u gây mất thính lực:
- Đặt ống thông khí: Được sử dụng cho các trường hợp viêm tai giữa có dịch, giúp cải thiện thính lực ở trẻ em bằng cách dẫn lưu dịch.
- Phẫu thuật tái tạo tai: Giúp sửa chữa các cấu trúc của tai giữa hoặc tai ngoài đã bị tổn thương.
- Loại bỏ khối u: Nếu mất thính lực do u dây thần kinh thính giác, phẫu thuật hoặc xạ trị có thể được chỉ định để loại bỏ hoặc kiểm soát khối u.
Lời Khuyên Quan Trọng: Đừng Bỏ Lỡ “Thời Gian Vàng” Của Thính Lực!
Ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu mất thính lực nào, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên môn uy tín tại Bắc Ninh để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
Phòng Khám Tai Mũi Họng Bắc Ninh – Địa chỉ được nhiều đánh giá tốt
Phòng khám Tai Mũi Họng Bắc Ninh là địa chỉ chuyên biệt, mang đến hy vọng phục hồi thính lực cho người dân Bắc Ninh và khu vực lân cận.
Tự hào sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hàng đầu, am hiểu sâu về các vấn đề thính giác, cùng trang thiết bị hiện đại như máy đo thính lực, nội soi tai tiên tiến. Từ điếc do viêm tai, điếc dẫn truyền đến điếc thần kinh. Phòng khám cung cấp giải pháp điều trị cá nhân hóa → mang lại hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân trong thời gian ngắn nhất
.[ĐẶT LỊCH KHÁM VỚI BÁC SĨ CHUYÊN MÔN]
Lý do bạn nên chọn Phòng khám Tai Mũi Họng Bắc Ninh:
» Chi phí minh bạch, đúng quy định Sở Y tế, đi kèm ưu đãi hấp dẫn để giảm gánh nặng tài chính.
» Dịch vụ tận tâm, không gian khám ấm cúng, thân thiện, giúp bạn thoải mái chia sẻ.
» Lịch khám linh hoạt, hỗ trợ đặt lịch online, sẵn sàng phục vụ cả ngoài giờ.
Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ về Biểu hiện của điếc tai . Đừng chủ quan với những hiệu dù là nhỏ nhất, hãy thăm khám sớm để được điều trị nhanh, giảm thiểu tổn thương đến sức khỏe. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng [0866697169] hoặc [HỆ THỐNG ONLINE] để được giải đáp miễn phí.